Trên đây chính là cách nấu hủ tiếu mực vô cùng đơn giản, bạn hãy lưu ngay vào sổ tay nấu ăn của mình để trổ tài chiêu đãi cả nhà nhé.
HỦ TIẾU MỰC
HỦ TIẾU MỰC
HỦ TIẾU MỰC
Cách nấu hủ tiếu mực ngon cho cả nhà thưởng thức
Hiện nay hủ tiếu mực đã ăn sâu vào tân trí con người và nền ẩm thực của nước ta. Vì vậy bên cạnh hương vị bản gốc, hủ tiếu mực còn được biến tấu theo nhiều cách khác nhau để phù hợp với khẩu vị người Việt Nam. Ở mỗi vùng miền khác nhau thì lại có cách chế biến khác nhau nên dù chỉ là hủ tiếu mực nhưng rất đa dạng. Cùng bắt tay vào chế biến nào!
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món hủ tiếu mực
- Sợi hủ tiếu: 500g
- Mực ống tươi: 1kg
- Thịt nạc vai băm: 200g
- Tôm khô: 50g
- Cà rốt: 2 củ
- Nấm rơm: 200g
- Hành tây: 2 củ
- Tỏi
- Hành khô
- Các loại rau sống ăn kèm: hành lá, xà lách, rau mùi, giá sống,… (tùy vào sở thích mà bạn có thể chọn mua theo ý của mình)
Muốn chọn được những con mực tươi ngon bạn nên chú ý vào: màu sắc mực (nâu càng sậm thì càng ngon), độ ăn chắc của mực, râu vẫn dính chặt vào thân mực.
Bước 1: sơ chế nguyên liệu:
Đầu tiên bạn cần làm sạch mực. Rửa mực qua nước rồi lột sạch lớp bọc bên ngoài màu nâu sậm, tách râu khỏi con mực. Chú ý cần bỏ đi một sợi thừa ở bên trong. Lọc bỏ đi túi mực và mắt. Muốn mực không còn mùi tanh thì bạn nên rửa với giấm gạo. Rửa lại mực lần cuối với nước, để ở rổ cho ráo. Khi mực đã ráo nước thì cắt thành những khoanh tròn vừa ăn, râu bé thì giữ nguyên, râu lớn thì nên cắt làm đôi.
Cà rốt gọt sạch vỏ và cuống. Rửa sạch cà rốt với nước rồi xắt thành khoanh tròn. Nếu muốn đẹp mắt hơn bạn có thể tỉa cà rốt hình hoa.
Nấm rơm ngâm cùng với nước để cho nở (đối với nấm rơm khô), còn đối với nấm rơm tươi chỉ cần rửa sạch rồi để ráo.
Nhặt sạch hành lá cùng với các loại rau sống. Riêng hành lá thì thái thành những khúc ngắn. Rau xà lách, giá cùng với cần tây thì rửa sạch, cho vào rổ vẩy cho hết nước rồi để cho ráo.
Bước 2:
Rửa tôm khô qua nước. Chuẩn bị một nồi lớn đặt lên bếp, thêm vào đó là lượng tôm khô đã chuẩn bị, nửa củ hành tây đã làm sạch và nêm một chút muối cho đậm đà. Đổ khoảng 2 lít nước vào nồi, đậy nắp rồi ninh nước lèo thơm ngon cho hủ tiếu mực.
Hành khô và tỏi băm nhuyễn. Bắc chảo lên bếp, thêm chút dầu ăn rồi cho hành và tỏi nhuyễn vào. Khi hành và tỏi đã dậy mùi và có màu vàng đẹp mắt thì đổ ra bát con, chú ý không lấy dầu.
Bước 3:
Bạn nên tiếp tục dùng chảo vừa phi hành tỏi, cho thịt băm vào. Xào đều tay cho thịt tơi. Thấy thịt đã săn lại thì trút hết phần thịt này vào trong nồi nước lèo đang chế biến. Khi thấy nồi nước lèo hủ tiếu mực đã sôi trở lại thì bạn vặn nhỏ lửa, nêm nếm thêm gia vị cho nước lèo vừa miệng và hợp khẩu vị.
Chú ý trước khi ăn hủ tiếu mực 10 phút, bạn cần cho vào nồi cà rốt cùng với nấm hương, để tạo hương thơm cùng vị ngọt tự nhiên.
Bước 4:
Hủ tiếu vừa mua về bạn cần chần qua nước sôi là được. Khi thấy sợi hủ tiếu mềm mại trở lại thì đổ ra rổ, để cho dóc nước. Hủ tiếu vừa từ trong xoong ra, bạn xả trực tiếp dưới vòi nước lạnh để không bị nhũn. Sắp từng phần hủ tiếu bằng nhau vào bát ăn.
Mực đã cắt thành miếng thì cho vào muôi thủng, nhúng trực tiếp vào nồi nước sôi khoảng 1 đến 2 phút cho mực chín, để lâu quá sẽ khiến mực bị dai. Khi mực đã chín đủ độ thì xếp lên chốc hủ tiếu. Khi ăn thì bạn chan nước lèo đồng thời rắc lên chốc một chút hành lá, tiêu. Hủ tiếu mực luôn ngon nhất khi ăn nóng.
Nguồn gốc sâu xa của tô hủ tiếu mực
Chắc chắn một điều rằng mọi người luôn có suy nghĩ rằng, món tủ hiếu mực bắt nguồn từ vùng miền Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, tủ hiếu mực lại có xuất xứ từ đất nước láng giềng thân thiết với Việt Nam là Trung Quốc. Món ăn này quen thuộc với người dân Nam Bộ biết đến nhiều hơn là dân ở miền Bắc. Một phần khiến cho hủ tiếu mực gần gũi với dân miền Nam đến như vậy là do quá trình lịch sử lâu dài, món ngon này thấm nhuần vào nền ẩm thực.
Đối với nhiều thực khách, món hủ tiếu mực còn rất mới mẻ cùng với hương vị lạ lẫm mà bất kì món ăn nào cũng không có được. Hủ tiếu mực từ lâu đã tồn tại ở đất Sài thành và được bán khá phổ biến. Nguyên liệu chính của một tô hủ tiếu mực sẽ bao gồm mực tươi được chọn lực cẩn thận, thịt băm viên tròn cùng với trứng cút luộc nhỏ xinh và các gia vị khác như hành lá, lá hẹ,… Một điều đặc biệt ở hủ tiếu mực đó chính là nước chan từng phần một sẽ được dùng chảo nhỏ nấu sôi, tạo nên điều khác biệt.
Nhìn vào một bát hủ tiếu mực bạn sẽ hài lòng ngay với cách trang trí đẹp mắt của các thành phần có trong: khoanh mực tròn tròn, vài sợi mực khô có trong nước dùng, thịt viên băm, hành lá xanh mướt thái nhỏ cùng với các loại rau sống tươi mát. Muốn một bát hủ tiếu mực ngon thì phần quyết định sẽ dựa vào cách nấu nước dùng. Tiêu chí đáp ứng nước dùng ngon đó là: phải trong, khi thưởng thức sẽ cảm nhận được vị ngọt, hương thơm đặc trưng của mực khô.
Ngay khi vừa gọi món, thao tác đầu tiên của chú quán đó là cho hủ tiếu trụng nhanh tay trong nước nóng rồi đổ vào tô, thêm 4 đến 5 khoanh mực vào bát, cho trứng cút vào cùng. Múc một thìa nước dùng chan vào bát sao cho gần đầy, cuối cùng là thêm chút hành lá và tiêu xay. Bát hủ tiếu mực vừa hoàn thành bốc khói nghi ngút, nóng hổi, lan tỏa hương thơm khiến cho bất kì ai cũng muốn thưởng thức ngay. Tại Sài Gòn, có một số địa chỉ bán hủ tiếu mực với giá từ 30.000 VNĐ đến 50.000 VNĐ như ở đường Phan Xích Long, quận 3, quận Tân Bình,…